Cách phân biệt các loại inox trên thị trường

Inox không còn là vật liệu xa lạ trong sinh hoạt mà chúng ta thường gặp, chúng ta dễ dàng bắt gặp những đồ dùng, vật dụng bằng Inox. Nhưng ít người hiểu bản chất Inox là gì? Có những loại inox nào và chúng được ứng dụng vào trong những lĩnh vực nào? Hay đơn giản là thắc mắc ” Inox có dẫn điện không?”, ” Inox có bị nam châm bắt không? “…

Trong bài viết hôm nay, Inox Hiền Hoa sẽ giải đáp tất tần tật các thông tin liên qua đến Inox. Đặc biệt là 4 loại Inox phổ biến nhất trong tiêu dùng thường gặp là inox 304, 201 và Inox 430, 216 để các bạn được nắm rõ.

1. Inox (thép không gỉ) là gì?

Inox hay còn được gọi là Thép không gỉ (i-nốc, được bắt nguồn từ tiếng Pháp: inox), nhiều nơi gọi nó là “thép trắng”.. Inox là một dạng hợp kim của sắt có chứa tối thiểu 10,5% crôm. Nó ít bị biến màu, ít bị ăn mòn như các loại thép thông thường khác.

2. Đặc tính của thép không gỉ ( hợp kim inox )

Các đặc tính của nhóm thép không gỉ (inox) có thể được nhìn dưới góc độ so sánh với họ thép carbon thấp. Về mặt chung nhất, thép không gỉ có:

  • Tốc độ hóa bền rèn cao
  • Độ dẻo cao hơn
  • Độ cứng và độ bền cao hơn
  • Phản ứng từ kém hơn (chỉ với thép austenit)
  • Độ bền nóng cao hơn
  • Chống chịu ăn mòn cao hơn
  • Độ dẻo dai ở nhiệt độ thấp tốt hơn
  • Các cơ tính đó thực ra đúng cho họ thép austenit và có thể thay đổi khá nhiều đối với các mác thép và họ thép khác.

Các cơ tính đó liên quan đến các lĩnh vực ứng dụng thép không gỉ, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của thiết bị và phương pháp chế tạo.

3.10 loại Inox phổ biến trên thị trường inox 304, 201, 202, 316, 430, 403, 410, 310s, 420, 303

3.1 Inox 304

Thép không gỉ 304 được ưa chuộng bởi sở hữu khả năng chống ăn mòn vượt trội, các thành phần hóa học chứa trong nó rất an toàn cho sức khỏe. Điểm cộng lớn nhất của inox 304 là luôn bền đẹp, sáng bóng, chống chịu tốt trong mọi môi trường.

 

Đặc biệt những sản phẩm làm từ inox 304 rất an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Vì vậy, loại inox này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn e ngại khi chọn mua những sản phẩm làm từ inox 304 vì giá thành khá cao.

3.2 Inox 201 

Inox 201: không nhiễm từ (99%), bền với thời gian, tuy nhiên tránh tiếp xúc trực tiếp với axit hoặc muối. Vì tính chống ăn mòn thấp hơn các loại inox khác nên inox 201 thường được sử dụng cho trang trí nội thất thay vì trang trí ngoại thất. Biết được tính chất, ưu điểm và khuyết điểm giúp ta chọn lựa những ứng dụng của inox 201 một cách chính xác và phù hợp nhất.

Riêng đối với nội thất nhà bếp, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng hoàn toàn bằng chất liệu inox 304 để có độ bền cho sản phẩm được cao nhất, vì môi trường nhà bếp thường xuyên tiếp xúc với nước và chất tẩy rửa.

3.3 Inox 202

Cùng với inox 201, inox 202 được nhiều người yêu thích vì giá thành rẻ. Tuy nhiên, hàm lượng mangan chứa trong chúng khá nhiều. Bạn cũng biết mangan là một nguyên tố khá độc, trong điều kiện nhiệt độ cao 2 loại inox này có thể giải phóng mangan gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Vậy nên, lời khuyên cho bạn là không nên sử dụng những dụng cụ nấu nướng, dụng cụ bếp làm từ inox 201 hay inox 202.

Inox 202: nhiễm từ, dễ bị tác động của môi trường làm hoen ố. Loại inox này kém phổ biến trên trường, ứng dụng thường gặp nhất là làm khung cửa, khung bàn ghế.

3.4 Inox 316

Đây là loại thép không gỉ được người dùng ưa chuộng hơn cả trong họ hàng nhà inox. Inox 316 có thể thích nghi với mọi môi trường kể cả những môi trường khắc nghiệt nhất. Trong thành phần của thép không gỉ 316 có chứa hàm lượng Niken rất dồi dào. Nhờ vậy, loại inox này vô cùng bền bỉ, khó hoen gỉ hay bị mài mòn trong mọi điều kiện môi trường như nóng, mặn, ẩm, hóa chất, axit…

Inox 316: không nhiễm từ, có thể dùng trong mọi môi trường, kể cả những môi trường đòi hỏi độ sạch rất khắt khe. Cũng vì vậy mà Inox 316 được ứng dụng nhiều trong các dụng cụ thí nghiệm, y tế, các loại bồn chứa axit, kiềm; những dụng cụ trong đời sống như: tráng lòng bồn nước nóng (máy nước nóng), bình chứa máy nước nóng gián tiếp,..

3.5 Inox 430

Thành phần của inox 430 và 304 có nhiều nét tương đồng. Tuy nhiên, inox 430 có tốc độ oxy hóa nhanh hơn inox 304 do chứa hàm lượng sắt cao. Vì inox 430 nhanh hoen gỉ nên thường được sử dụng ở môi trường khô ráo, không bị nhiễm mặn. Ưu điểm lớn nhất của loại thép không gỉ này là an toàn sức khỏe, khả năng gia nhiệt lớn nên được ứng dụng nhiều trong sản xuất đồ dùng nhà bếp.

Các sản phẩm trang trí ngoài trời sử dụng inox 430 sẽ nhanh bị xuống cấp, hoen gỉ

Inox 430: nhiễm từ, dễ bị tác động của môi trường làm hoen ố. Inox 430 có độ bền, khả năng chống ăn mòn kém hơn nhiều so với inox 304 nên nó không được ứng dụng vào sản xuất những sản phẩm đòi hỏi tính bền.

3.6 Inox 403

Inox 403 được biết đến là một loại Inox có độ cứng thấp, cung cấp khả năng chống ăn mòn hợp lý và các đặc tính cơ học cao. Phù hợp để sản xuất các sản phẩm ít đòi hỏi khả năng chống mòn cao, môi trường ít tiếp xúc nước và các dung dịch, lưỡi máy nén, bộ phận tuabin, khuôn ép than.

PHÂN BIỆT 304, 201 và 403: 

  • Inox 304: Không phản ứng với axit. Thuốc thử chuyên dụng: Ra màu xám xanh.
  • Inox 201: Gặp axit là sủi bọt. Thuốc thử chuyên dụng: Ra màu đỏ gạch.
  • Inox 403: Dùng nam chân. Vì có tính từ cao nên inox 403 sẽ hút nam châm.

3.7 Inox 410

Vì khả năng từ tính đặc trưng của mình, cùng với inox 430, inox 410 được sử dụng rộng rãi nhất trong sản xuất những nồi chuyên dụng nấu trên bếp từ. Ngoài ra, vì chúng có trọng lượng nhẹ và an toàn nên cũng thường được dùng để làm dụng cụ ăn như muỗng, đũa, vá, rổ, dao…

Inox 410 được sử dụng trong môi trường ăn mòn nhẹ và được dùng để làm ốc vít, vít tự khoan, phụ kiện… đặc biệt là sản phẩm inox tấm ứng dụng trong các bộ phận nhỏ trong xe ô tô, máy kéo, các bộ phận hóa dầu, khuôn dập…

3.8 Inox 310s

Khả năng hàn là tính chịu mối hàn tốt, dễ dàng và độ bền của mối hàn sau khi hàn xong của hợp kim hay kim loại. Inox 310s phù hợp với hầu hết các phương pháp hàn chuẩn. Inox 310S lớp điện cực thường được đề nghị cho hàn nhiệt hạch.

Như vậy, với các đặc tính trên, thép Inox 310s rất phù hợp cho các ứng dụng sản xuất thiết bị công nghiệp. Bởi đây là môi trường tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao và sự ăn mòn của hóa chất. Tuy nhiên, Inox 310s cũng có vài nhược điểm như độ bóng chưa lớn bằng một vài mã Inox khác nên loại Inox này rất hạn chế khi sử dụng để trang trí, ứng dụng gia đình.

3.9 Inox 420

Thép không gỉ 420 là sản phẩm vô cùng tiện dụng. Chất liệu chắc chắn, đảm bảo sự an toàn và thoải mái khi sử dụng. Chất liệu inox có độ cứng và độ bền cao. Chống chịu tác động của thời tiết, đặc biệt là những nơi tiếp xúc nhiều với hóa chất, có độ ẩm cao. Rất dễ bảo dưỡng và luôn tạo cảm giác luôn sạch sẽ, nhẹ hơn so với các vật liệu kim loại khác nên dễ dàng cho việc di chuyển.

Inox 420 thường được ứng dụng để làm dao kéo.

3.10 Inox 303

Inox 303 là loại inox đại diện cho khả năng gia công tối ưu trong số các loại thép không gỉ austenit. Nó chủ yếu được sử dụng khi sản xuất liên quan đến gia công rộng rãi trong máy trục vít tự động.

Các ứng dụng điển hình bao gồm: các loại hạt và bu lông, bush, trục, phụ kiện máy bay, linh kiện thiết bị đóng cắt điện, bánh răng… Nói chung, bất kỳ thành phần nào được gia công nhiều và trong đó khả năng chống ăn mòn và chế tạo của 303 là khả thi.

Nhìn chung, các loại inox được chia thành 3 nhóm sau dựa theo tên gọi: 

– Nhóm thép 3xx (tên bắt đầu bằng số 3): Thành phần như vậy tạo ra cho loại thép này có khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn. Loại thép này được sử dụng nhiều để làm đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, vỏ ngoài kiến trúc, các công trình xây dựng khác…

– Nhóm inox 4xx: Loại này có chứa khoảng 12% – 17% crôm. Loại này, với 12%Cr thường được ứng dụng nhiều trong kiến trúc. Loại có chứa khoảng 17%Cr được sử dụng để làm đồ gia dụng, nồi hơi, máy giặt, các kiến trúc trong nhà…

– Nhóm thép 2xx: do một phần Ni được thay thế bằng Mn nên nếu cùng độ dày với mác 3xx, khi bẻ hoặc uốn sẽ có cảm giác cứng hơn. Loại thép này có chứa thành phần Ni ít hơn nhiều so với loại Austenitic. Thép 2xx có đặc tính tiêu biểu là độ bền chịu lực cao và độ mềm dẻo được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hoá dầu, sản xuất giấy, bột giấy, chế tạo tàu biển…

4. Những câu hỏi thường gặp về inox

4.1 Inox có dẫn điện không?

Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất. Trên thực tế câu trả lời là CÓ. Inox hay thép không gỉ có khả năng dẫn điện kém khoảng 10-15%. Mặc dù thấp nhưng khi sử dụng nồi hay các sản phẩm Inox cũng phải chú ý an toàn điện. Đối với các sản phẩm nhà sử dụng inox.

4.2 Inox 304 có hút nam châm không?

Inox 304 không hút nam châm, tuy nhiên đó là với tấm inox nguyên chất, thông thường khi đưa vào sử dụng các tấm inox 304 sẽ được gia công định hình và hàn ghép bằng một số kim loại khác. Bởi vậy, nếu thử nam châm vẫn có độ hút nhẹ thì bạn cũng không đừng nên lo lắng quá nhé!

4.3 Inox 304, Inox 201 và 430 có gỉ không?

Về mặt lý thuyết, Các loại Inox đều không hoặc khó gỉ trong điều kiện thường. Tuy nhiên, trong thực tế các Inox này vẫn bị gỉ do các môi trường khắc nghiệt. Cụ thể là:

  • Inox 304 gần như có khả năng chống gỉ tuyệt đối hoặc rất ít gỉ, dễ đánh bóng.
  • Inox 201 dễ bị gỉ trong các điều kiện không khí bên ngoài, bụi bẩn, môi trường có muối và axít. Vì thế khi lĩnh vực của bạn có những điều này bạn không nên sử dụng inox 201
  • Inox 430 do có nhiều tạp chất nên khả năng chống gỉ kém nhất. Thường dùng 1 thời gian sinh ra gỉ sét khá nhiều

4.4 Cách làm sạch nồi inox bị cháy như thế nào?

Nồi Inox rất khó bám dính, bề mặt bóng sáng. Vì thế mà làm sạch khá dễ dàng. Nếu chỉ là những mảng bám đơn giản bạn có thể dùng nước cốt chanh, giấm, nước rửa bát và cọ sạch. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng không tránh khỏi những khi cháy xém. Thì mẹo cho các bạn rất đơn giản tùy vào mức độ cháy của nồi. Nếu những vết cháy nặng hơn do lửa đun cháy bạn có thể dùng các sản phẩm rửa nồi Inox chuyên dụng, baking soda hoặc nước lau kính, gif…

4.5 Đánh bóng Inox bằng gì?

Các vật dụng bằng inox xuất hiện hoen gỉ hay vết ố bạn nên dùng cọ nồi hoặc giấy giáp để đánh sạch. Việc vệ sinh dụng cụ Inox cũng khá dễ dàng. Tuy nhiên, khi sử dụng cách này Inox sẽ không sáng bóng được như trước. Nếu các vết ố quá nặng thì bạn nên dùng cả nước rửa nồi và cọ nồi để làm sạch. Nó cũng không quá ảnh hưởng đến bộ sáng bóng của nồi đâu. Vì thế bạn nên sử dụng các cách trên trước để giữ được độ sáng bóng cho vật dụng của bạn.

4.6 Cách nhận biết Inox 304 như nào?

Do chạy theo lợi nhuận, nên trên thị trường có rất nhiều loại “Inox nhái 304” được sản xuất bằng sắt xi mạ. Hoặc Inox 201 và Inox 430 cũng được thay thế cho loại Inox này. Vì thế chúng ta cần phải kiểm tra kĩ lưỡng trước khi mua hàng làm sao để nhận biết Inox 304 chuẩn nhất:

  • Lấy nam châm ra thử: nam châm không hút Inox. Vì thế việc mang theo 1 cái nam châm để đi thử là cách phổ thông. Tuy nhiên như đã nói ở trên, các sản phẩm làm từ inox 304 có thể đã được gia công hàn ghép với một số kim loại có tính từ khác, nên việc thử bằng nam châm cũng không hoàn toàn khẳng được trừ khi bạn thử trên tấm inox nguyên chất.
  • Dùng axit hay các dung dịch chuyên dụng: Để thử được Inox 304 thì cách tốt nhất vẫn là thử bằng axit hay các dung dịch chuyên dụng. Bạn nhỏ 1 giọt axit lên trên Inox. Nếu không xảy ra hiện tượng gì thì đó đích thực là Inox 304 chính hãng, còn với 201 và 430 thì sẽ sủi bọt trắng.

Tại Inox Hiền Hoa – Chúng tôi không chỉ là một nhà sản xuất các sản phẩm ống inox và nội thất Inox, ngoài ra chúng tôi còn là nhà phân phối lớn các sản phẩm dây Inox nói chung và Inox Công nghiệpInox trang tríVật tư InoxNội thất Inox và Khoá – Bản lề bằng Inox. Các sản phẩm Inox Hiền Hoa đều được kiểm tra chất lượng kỹ càng trước khi cung cấp tới khách hàng và thị trường.

Để được tư vấn sản phẩm và mua hàng nhanh, vui lòng liên hệ 0941.789.585

​► Xem thêm: 6 lý do bạn nên chọn làm lan can inox ngay và luôn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.